Tìm kiếm

Cấu trúc của phong thủy

Cng ta biết rằng, bất cứ sự vật nào cũng đồng thời bị chi phối bởi hai yếu tố không gian và thời gian. 

Không có một sự vật nào tồn tại mà thiếu yếu tố không gian, cũng như không có sự vật nào tồn tại mà không có yếu tố thời gian.

Phạm trù thời gian trong phong thủy chính là các Vận. 

Phạm trù không gian trong phong thủy đó chính là môi trường sống, với các yếu tố địa lý tự nhiên như sông ngòi, núi đồi, nhà cửa, ng trình kiến trúc v.v... 

Bản chất của thời gian là đơn tuyến, bản chất của không gian là đa chiều. 

Con người không thể thay đổi thời gian, nhưng có thể thay đổi không gian sống sao cho tương thích với yêu cầu về mặt thời gian. 

Do vậy, trong mối quan hệ tương quan khi con người đặt mình vào trong một không gian và thời gian nhất định, ta có một sơ đồ chỉ rõ mối quan hệ hữu cơ đó như sau:




Có nghĩa là khi thời gian và không gian thống nhất với nhau, khí tác động lên con người sẽ tích cực, âm dương cân bằng gọi là Cát, con người ta sống trong môi trường tốt; ngược lại, khi thời gian và không gian đối lập nhau, âm dương mất cân bằng gọi là Hung, môi trường sống xấu.   

Sự tương thông của Bát quái Tiên thiên và Bát quái Hậu thiên . Âm dương cân bằng tức là khí của âm dương phải hài hòa. 

Khí âm dương cân bằng thì phải xét đến yếu tố tương thông giữa khí trong Tiên thiên và khí ở Hậu thiên. 

Ta biết sự di chuyển lý tưởng của trường khí đi theo đúng quy luật vận hành của vũ trụ là vận hành xoắn theo quỹ tích hình chữ S nằm ngang. Các con số trong các quẻ của Bát quái Tiên thiên Càn – Đoài – Li – Chấn – Tốn – Khảm – Cấn – Khôn thể hiện đúng quy luật đó. 

Xét yếu tố tiên thiên để tìm bản thể của khí, xét yếu tố hậu thiên để điểm tương phối với nó. 

Ví dụ: Càn trong tiên thiên và Li trong hậu thiên sẽ tương thông với nhau. Điểm Tiên Hậu thiên tương thông cũng chính là điểm sinh trong ngôi nhà, đó là điểm động. Chính nhờ điểm động ấy ngôi nhà trở nên thông thoáng. Xác định điểm sinh trong ngôi nhà cũng cần phải thỏa mãn điều kiện Thịnh và Suy. 

Phương pháp luận Thịnh – Suy: 

Phương pháp luận thịnh suy nhằm giới thiệu nội dung quan trọng liên quan mật thiết đến phương pháp luận và thực hành phong thủy.

Thịnh và Suy trong phong thủy không chỉ hàm ý chỉ sự hưng vượng và suy vong. 

Về mặt lý luận, Thịnh – Suy còn chỉ một cặp đối lập và thống nhất với nhau như Phong – Thủy, Động – Tĩnh, Âm – Dương v.v. 

Nhờ đó mới hiểu rõ ý nghĩa của phương pháp chia một đại vận thành lưỡng nguyên: Thượng nguyên và Hạ nguyên. 

Về mặt thực tiễn thông qua phương pháp luận thịnh – suy chúng ta sẽ biết được bố trí phong thủy sao cho hài hòa, phù hợp, thỏa mãn các điều kiện của phong thủy. 

Điều này vừa thể hiện giá trị của việc lấy lý luận làm kim chỉ nam cho hoạt động thực tiễn; thông qua thực tiễn củng cố cho mặt lý luận.  

Quy tắc luận Khí cho nhà ở : Phong thủy suy cho cùng đó là kết quả của sự đối lập và thống nhất của hiện tượng tự nhiên trong đó khí đóng vai trò hết sức quan trọng. 

Sách Táng Thư viết: “ Mộc hoa ư xuân, Lật nha ư thất”, mùa xuân cây cối cảm ứng được khí của trời đất mà đâm chồi, quả dẽ để trong nhà cũng cảm nhận khí của trời đất mà nẩy mầm. 

Khí là yếu tố quyết định tất cả. Luận khí cho nhà ở để giải thích rõ ràng, khoa học và có căn cứ các hiện tượng như: cùng một hướng nhưng có nhà vượng nhà suy; cũng trong trường hợp trước nhà có khối nhà cao tầng,  nhà phía đối diện cũng có vượng có suy, cùng bị đường xung vào nhưng có nhà thì vượng có nhà thì suy v.v.

Đến đây, ta đã bàn khá sâu vào yếu tố không gian trong phong thủy mà cụ thể là vai trò của khí đối với một ngôi nhà. Nói một cách khác, nội dung của học phần này sẽ cho chúng ta hiểu rõ thêm về không gian, về khí, về phương thức vận hành cũng như phương thức tác động của khí lên môi trường sống của chúng ta. Hiểu được điều đó là chúng ta đã mở được cánh cửa để đi vào con đường tìm hiểu, nghiên cứu sự kỳ diệu của tự nhiên

Subscribe to receive free email updates:

0 Response to " Cấu trúc của phong thủy"

Post a Comment