Tìm kiếm

BẢN CHẤT CỦA PHONG THUỶ

Khái niệm Phong thuỷ từ trước đến nay luôn được hiểu một cách mơ hồ và đôi khi mang màu sắc thần bí. 

Nhưng hiểu theo nghĩa đen của ngôn từ thì Phong là gió, Thuỷ là nước, phong thuỷ tức là tìm hiểu về hình thế của địa hình để tìm ra thế đất tốt. 

Cách hiểu này cũng không hẳn là sai nhưng chưa hoàn chỉnh và đầy đủ. Ngoài ra còn nhiều cách hiểu khác như cho rằng Phong thuỷ là một hiện tượng văn hoá, một loại thuật số chọn lành tránh dữ; hoặc Phong thuỷ còn gọi là Kham Dư, chỉ địa thế, phương hướng nhà ở, mồ mả để chọn lành tránh dữ; phong thuỷ là khoa học, đất, nước và gió....nhưng về cơ bản đều chưa thực sự phản ánh đầy đủ tính chất của môn phong thuỷ. 

Thậm chí đôi khi người ta còn lẫn lộn giữa phong thuỷ với các hình thức tín ngưỡng như cúng bái, bùa chú. Và trong Phong thuỷ chia ra làm nhiều trường phái, phương pháp nghiên cứu như là : Dương trạch, Bát trạch, Huyền không, Hình lý khí...

Từ cách giải thích thuật ngữ Phong thuỷ của Quách Phác đời Tấn ( Trung Quốc ) trong Táng Kinh “ Táng (chôn) là đón sinh khí. 

Khí gặp Phong (gió) tất tán, gặp nước ngăn lại tất dưỡng. Vì vậy gọi là Phong thuỷ”. 

Ta có thể suy luận rằng trước đây thuật Phong thuỷ chủ yếu chỉ dừng lại ở việc nghiên cứu sự vận động của các dòng chảy và không khí (gió) phục vụ cho mục đích đặt mồ mả, âm phần. 

Mà trong thuật địa lý âm phần thì để tìm ra vị trí đất tốt trước tiên người ta phải dựa nhiều vào hình thể, sự vận động của các dòng nuớc. 

Và từ đó khái niệm Phong thuỷ được hiểu đơn giản là Gió và Nước. 

Tuy nhiên càng về sau này con người nhận biết được nhiều quy luật của sự tương tác giữa tự nhiên, hoàn cảnh môi trường sống với người sống nên tiếp tục phát triển thuật phong thuỷ để xây dựng nhà cửa, ng sở .

Đến nay Phong thuỷ vẫn thường được coi là một môn lý học mang màu sắc thân bí, nhưng nếu một lý thuyết được coi là khoa học khi “giải thích hợp lý được hầu hết những vấn đề có liên quan một cách thống nhất và có quy luật tiên tri” thì từ những tổng hợp tri thức cổ đại và hiện đại chúng ta có thể đưa ra một khái niệm về Phong thuỷ hiện đại như sau: 

Phong thuỷ là một môn lý học nghiên cứu về những quy luật vận động, tương tác của tự nhiên và con người để điều chỉnh hoặc tận dụng những sự tương tác đó phục vụ cho mục đích của con người trong cuộc sống.

Và trong Phong thuỷ vấn đề cơ bản là tìm hiểu sự ảnh hưởng của các dòng “khí” do sự vận động của tự nhiên và con người tạo ra.

“Khí” ở đây có thể hiểu là một dạng năng lượng được tạo thành từ sự vận động và được chia làm 2 dạng là âm khí (khí hình thành do sự vận động nội tại) và dương khí (khí hình thành do sự tương tác bên ngoài). 

Khí được tạo thành từ sự vận động nội tại của vật chất ví dụ như địa khí hình thành từ sự vận động nội tại của Trái đất dẫn đến sự hình thành của địa hình, sông núi, ao hồ; khí hình thành từ sự tương tác bên ngoài, ví dụ như sự tương tác của Trái đất với những hành tinh khác trong vũ trụ, hoặc từ sự tương tác trên trên bề mặt Trái đất tạo ra sự sinh trưởng của vạn vật, hình dáng của kiến trúc; từ sự tương tác của các vật thể trong một ngôi nhà, từ sự tương tác của môi trường xung quanh với cấu trúc nhà ở, từ sự vận động của con người trong môi trường tác động đến cuộc sống.....

Khi hiểu được bản chất của những sự tương tác và vận động của “Khí” thì sẽ hiểu được bản chất của Phong thuỷ, đồng thời có thể xét đoán được tính hợp lý của những lý thuyết phong thuỷ khác nhau.

Khí tạo ra hình, hình quy định sự vận động của khí. 

Ví dụ khí Kim thì vật hình dạng tròn, khí Mộc thì vật dài, khí Thổ thì vật vuông, khí Hoả thì sắc nhọn, khí Thuỷ thì hình dáng uốn lượn mềm mại. Khí thanh thì hình thuần khiết mà đẹp, khí tạp thì hình thô lậu, vụn vặt, thiếu cân đối. Khí thanh mà hài hoà thì con người sáng suốt; khí trực thì tính cách nóng vội, cực đoan dễ sai lầm dẫn đến hao người, tốn của.

Sự vận động của Khí không chỉ ảnh hưởng hưởng đến sự hình thành của vật chất mà khí còn tương tác ảnh hưởng trực tiếp tới ý thức của con người như tinh thần, thái độ, phong cách sống, tính cách, sự sáng tạo, kỷ cương pháp luật...(ý thức cũng là một dạng vật chất, ý thức nảy sinh từ nền tảng vật chất nên cũng chịu sự tương tác của vật chất - Vật chất hay ý thức ). 

Sống trong một ngôi nhà hoặc môi trường có kiến trúc vụn vặt, nhiều góc cạnh xung đột, nhiều rác thải, nhiều đường ngang ngõ tắt sẽ khiến cho tư duy của con người ta khó tập trung, cố chấp, dễ xung đột, thiếu tính sáng tạo, thiếu sự tôn trọng pháp luật, dễ phạm tội.( Môi trường ra sao con người như vậy)

Những toà nhà văn phòng, khu chung cư lệch lạc, hình dáng và cấu trúc không thanh thoát, nặng nề thì dễ nảy sinh mâu thuẫn nội bộ, bệnh tật, tư duy hạn hẹp, làm việc thiếu chuyên nghiệp. 

Hoặc những khu dân cư, đô thị thiết kế không gọn gàng tạo ra những ngóc ngách tù túng, chắp vá mất vệ sinh cũng dần dần làm cho tinh thần, ý thức của bộ phận dân cư sống trong môi trường đó phát triển theo chiều hướng nhỏ nhặt, lười biếng, tiêu cực và từ đó nảy sinh tệ nạn, phạm tội. Những ví dụ trên có thể thấy được rất rõ ràng trên thực tế.

Phong thuỷ không đồng nghĩa với những hình thức cúng bái, bùa chú, trấn yểm thần thánh hoặc bị pha tạp màu sắc của sự huyền bí không giải thích được. 

Bản chất của phong thuỷ là điều chỉnh những sự tương tác giữa môi trường và con người. 

Phong thuỷ hay kiến trúc đều nhằm mục đích tạo ra những không gian sống an toàn, khoẻ mạnh và thuận tiện cho sự phát triển của con người. 

Người kiến trúc sư có thể không hiểu về những nguyên tắc tính toán trong phong thuỷ nhưng bằng con mắt nghề nghiệp, sự nhạy cảm thì khi thiết kế một ngôi nhà hoặc 1 khu đô thị cũng sẽ có sự trùng khớp với những giải pháp thiết kế của nguyên tắc phong thuỷ. 

Và ngược lại một kỹ sư phong thủy khi tính toán đúng cũng sẽ đưa ra những giải pháp phong thuỷ tương đồng về mặt thẩm mỹ, ng năng sử dụng giống như người kiến trúc sư. 

Chính vì vậy nên có nhiều ng trình mặc dù không có sự tham gia của Phong thuỷ nhưng vẫn tồn tại bền vững và tạo ra sự phát triển, ví dụ điển hình như toà nhà Trắng của Mỹ, bất cứ thầy phong thuỷ giỏi nhất thế giới nào cũng chỉ mong đạt đến trình độ của người kiến trúc sư trưởng đã lựa chọn vị trí và thiết kế toà nhà đó.

Tuy nhiên vì do hệ thống các nguyên tắc ứng dụng khác nhau nên giữa người thiết kế phong thuỷ và kiến trúc sư dễ mâu thuẫn khi đưa ra giải pháp nhằm đáp ứng trọn vẹn yêu cầu của ng trình cả về mặt kiến trúc và phong thuỷ, đạt được vẻ đẹp về kiến trúc thì lại mâu thuẫn với nguyên tắc phong thuỷ và ngược lại, đúng nguyên tắc Phong thuỷ thì lại mất yếu tố thẩm mỹ. 

Nhưng đó chỉ là những thiết kế rời rạc vì tuy khác nhau về nguyên tắc, hệ thống ng cụ tính toán nhưng một kiến trúc sư giỏi hay một phong thuỷ sư tài năng cũng sẽ đều đưa ra giải pháp hợp lý thống nhất cho một bài toán thiết kế để đạt được mục đích đề ra.

Ví dụ, khi xây một ngôi nhà lớn để tiết kiệm tài chính, nguyên liệu và giảm tải cho hệ thống kết cấu thay vì làm rầm treo kiến trúc sư bắt buộc phải thiết kế rầm ngược nhưng hệ thống rầm ngược đó lại mâu thuẫn với những giá trị về mặt phong thuỷ vì sẽ khiến cho không gian bên dưới bị chia cắt thiếu sự thông thoáng thẩm mỹ và tạo ra những áp lực làm dòng khí vận động trong ngôi nhà bị xáo trộn dần dần sẽ dẫn đến những mâu thuẫn nội bộ. 

Nếu một người kiến trúc sư thiết kế thêm 1 hệ thống trần giả làm cho không gian bên trên bằng phẳng với những hoa văn hợp lý thì không những đẹp về mặt thẩm mỹ mà còn giải quyết được bài toán về mặt phong thuỷ, và nếu một kỹ sư phong thuỷ thực sự khi sửa phong thuỷ thì cũng sẽ đưa ra giải pháp như vậy để đạt hiệu quả tối ưu nhưng vẫn tiết kiệm thay là treo trên trần những vật dụng mà đôi khi đạt về phong thuỷ nhưng lại thiếu thẩm mỹ. 

Thậm chí một người không có kiến thức chuyên môn về phong thuỷ hay kiến trúc nhưng đang trong thời kỳ thể trạng sung mãn, tư duy khoáng đạt cũng sẽ đưa ra được những ý tưởng thiết kế ngôi nhà của mình phù hợp với những nguyên tắc của phong thuỷ chỉ mục đích đơn giản là “nhìn cho vừa mắt” hoặc hợp với “gu thẩm mỹ” mà không biết rằng vô hình dung đang tự thiết kế phong thuỷ cho mình. Chỉ khác nhau là người làm phong thủy tự phát sẽ không kiểm soát được hành động của mình, nếu có tốt thì cũng không biết được tốt vì sao và nếu xấu thì vì sao xấu.

Tuy nhiên, về cơ bản kiến trúc chỉ chú trọng đến thẩm mỹ, ng năng sử dụng, còn phong thuỷ mới tập chung vào việc nghiên cứu và điều chỉnh các sự tương tác đáp ứng được nhiều mục đích khác nhau của con người. 

Giả như trong trường hợp bất khả kháng nét đẹp thẩm mỹ của kiến trúc và sự điều chỉnh của phong thủy mâu thuẫn với nhau không thể khắc phục thì nên đề cao sự điều chỉnh của phong thuỷ. 

Khi đã coi kiến trúc là một môn học ứng dụng trong việc thiết kế thì cũng có thể coi Phong thuỷ là một môn học ứng dụng trong kiến trúc xây dựng đô thị. Hiểu được bản chất của Phong thuỷ và những quy luật vận động của tự nhiên thì cũng có thể kết hợp cả kiến trúc và Phong thuỷ để đưa ra giải pháp tối ưu thoả mãn những giá trị thẩm mỹ, ng năng sử dụng, an toàn, phát triển cho một ng trình xây dựng hoặc một bản quy hoạch đô thị làm thay đổi cuộc sống của một con người, một gia đình hay một đất nước.

Hành vi của con người bị quyết định bởi ý thức, ý thức chịu sự tương tác của môi trường nên hành vi, cách ứng xử của mỗi người ảnh hưởng nhiều từ môi trường sống. Môi trường ra sao, con người như vậy. 

Muốn người dân có tinh thần tôn trọng pháp luật, tư duy làm việc chuyên nghiệp, hạn chế tệ nạn trong những vùng đô thị thì nhà quản lý nên có những chiến lược quy hoạch hợp lý từ tổng thể đến chi tiết tuân thủ những nguyên tắc về sự: thống nhất, gọn gàng, thông thoáng.

Subscribe to receive free email updates:

0 Response to "BẢN CHẤT CỦA PHONG THUỶ"

Post a Comment