Tìm kiếm

Phong thủy ở nước ta góc nhìn lịch sử Hà Nội, Sài Gòn

A. Lý thuyết hệ thống trong phong thủy ở nước ta

1. Dương cơ nhỏ (Vi mô): Ngôi nhà dân gian (xin xem bảng 1)

Tục ngữ Việt Nam : “An cư lạc nghiệp”, “Lấy vợ đàn bà, làm nhà hướng Nam”, “Trước ao, sau vườn”, “Trước cau, sau chuối” v.v… phản ánh trật tự và bố cục không gian theo Phong Thủy một cách giản dị, dễ làm, và ai cũng làm được.

Ngôi nhà dân gian truyền thống Việt Nam đơn sơ, bình dị, hợp lý, hợp tình đậm đà bản sắc dân tộc vừa là một thứ Địa phỏng sinh học, vừa hòa hợp với thiên nhiên (thiên nhiên nhỏ trong lòng thiên nhiên lớn tiểu vũ trụ trong lòng đại vũ trụ) … 

Mô hình một trưởng (majeur), một thứ (mineur) hoặc một trưởng, nhiều thứ này được nhân lên hàng trăm, hàng ngàn, hàng triệu bản ngày nay vẫn giữ nguyên vẹn tính tiên tiến, về nghệ thuật cũng như ng nghệ xử lý khí hậu và môi trường mà nó có thể mang lại cho người Việt Nam qua bao thế hệ… 

Mô hình này vừa có điểm tương đồng, vừa có điểm dị biệt với mô hình nhà tứ hợp viên truyền thống của Trung Quốc. 


Tiến sĩ  KTS. KEN YEANG, được giải thưởng UIA ‘XX 1999, chủ yếu do biết cách vận dụng luận điểm cơ bản về Phong thủy và “ng nghệ truyền thống nhiệt đới” vào cao ốc mà ông gọi là sinh thái cho hợp với thời điểm cuối thế kỷ XX.

Bảng 1 – Dương cơ nhỏ

Không gian – Cảnh quan

Trước (TRƯỚC)

Sau (VŨ)

Trái (LONG)

Phải (HỔ)

Cận cảnhSân trống / Ao / Sông, Suối nhỏ / Trồng cauGò đất cao / Vườn cây ăn trái / Trồng chuối

Khoảng trống / Ao, Sông, Suối nhỏ / Trồng cây thấp

Gò đất cao / ng trình phụ / Lân cận

Viễn cảnh

Sông lớn, Hồ lớn / Núi đồi chầu, Triều về

Hồ lớn / Núi cao, Che chở / Chỗ dựa

Đồng bằng rộng / Sông lớn

Đồi núi cao / Rừng cây lớn

2. Dương cơ vừa (Trung mô): Ngôi đình làng quê

Là điểm hội tụ của tâm thức cộng đồng Việt, ngôi đình chiếm vị trí “đắc địa” nhất  trong phong cảnh làng quê. 

Hưng thịnh, suy bại tương truyền do vị trí tọa lạc hoặc cách cục của ngôi đình xét trong mối tương quan, tương tác giữa nó với các vật thể tự nhiên (sông, núi, gò, đồi, cây xanh…) và nhân tạo khác vây quanh (cầu, đường, nha, cửa, chùa, miếu…)

3. Dương cơ lớn (Vĩ mô): Thị thành đô hội

Là điểm giao cắt của một vùng không gian lảnh thổ rộng lớn về nhiều mặt (giao thông, vận tải, nguồn tài lực, vật lực, nhân lực, chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội…) 

Dương cơ lớn xét về cách chọn đất, chọn địa điểm xây dựng, định đô, phân bố, tổ chức không gian… cũng không khác Dương cơ nhỏ và vừa. 

Quy mô khác mà lý thì vẫn một: lý nhất quán (nhất dĩ quán chi). Cũng sông, cũng núi, khác chăng là ở chỗ quy mô (scale).


B. Thực tiễn áp dụng: 

Ba điển cứu (case studies) Việt Nam qua 10 thế kỷ xây dựng đô thị.

  • Hà Nội: Thăng Long, Rồng bay từ bên trong (hữu ngạn) sông Hồng.
  • Huế: Phú Xuân, mùa Xuân thịnh vượng khởi động cho cuộc hành trình mở đất mở nước về phương Nam trù phú.
  • Sài Gòn: Chim Hồng và đường bay của chín con rồng phương Nam.

(Xin xem bảng (2): Khái quát hóa các đặc điểm chủ yếu của 2 thành phố cực phát triển nước ta là Hà Nội và Sài Gòn)

Bảng 2

Hệ thống vi mô

Hệ thống vĩ mô

Sơn

Thủy

Sơn

Thủy

HÀ NỘI

Núi Nùng, các gò đống nội thành

Sông Tô Lịch, sông Kim Ngưu, sông Hồng, các hồ nội thành

Tam Đảo, Ba Vì, Hòa Bình…

Sông Hồng, sông Đà, sông Lô, sông Chảy,…
SÀI GÒN

Các giải gò từ cao (Gò Vấp) xuống thấp (Nhà Bè), từ Tây Bắc xuống Đông Nam

Rạch Bến Nghé
Sông Sài Gòn và các kênh rạch nội thành

Địa hình triền dốc từ Tây Ninh, Lâm Đồng xuống theo hướng Tây Bắc – Đông Nam đến Duyên Hải

2 hệ thống sông Sài Gòn – Đồng Nai (Thanh Long) và Vàm Cỏ Đông – Vàm Cỏ Tây (Bạch Hổ)

.


Subscribe to receive free email updates:

0 Response to "Phong thủy ở nước ta góc nhìn lịch sử Hà Nội, Sài Gòn"

Post a Comment